Phủ nhận biến đổi khí hậu
Phủ nhận biến đổi khí hậu

Phủ nhận biến đổi khí hậu

Phủ nhận biến đổi khí hậu, hoặc phủ nhận quá trình ấm lên toàn cầu, là một phần của cuộc tranh luận về ấm lên toàn cầu. Nó liên quan đến việc phủ nhận, gạt bỏ, nghi ngờ vô căn cứ hoặc những quan điểm trái ngược đi chệch khỏi ý kiến khoa học về biến đổi khí hậu, bao gồm cả việc liệu nó có bị gây ra bởi con người, tác động của nó vào thiên nhiênxã hội loài người, hoặc tiềm năng của việc thích ứng với sự ấm lên toàn cầu bởi các hoạt động của con người.[2][3][4] Trong cuộc tranh luận về ấm lên toàn cầu, một vài nhà phủ nhận có đồng tình với thuật ngữ này, nhưng những người khác thường ưa thích thuật ngữ chủ nghĩa hoài nghi biến đổi khi hậu[3] hơn, trong khi đó các nhà khoa học nghĩ rằng thật "không thích hợp khi cho phép những kẻ phủ nhận [việc ấm lên toàn cầu do con người gây ra] đeo cái mác của những người theo chủ nghĩa hoài nghi"; kết quả là, hai thuật ngữ này đã tạo ra một luồng những quan điểm liên tục, chồng chéo, và thường có cùng một tính chất: cả hai đều phủ nhận, ít hay nhiều, những ý kiến khoa học chính thống về biến đổi khí hậu.[5][6] Những người phủ nhận biến đổi khí hậu cũng có thể là chưa bộc lộ ra, khi mà có những cá nhân hoặc nhóm xã hội chấp nhận khoa học nhưng lại thất bại trong việc chấp nhận và đương đầu với nó hoặc là thất bại trong việc biến sự chấp nhận của mình thành hành động.[7] Nhiều nghiên cứu về khoa học xã hội đã phân tích các quan điểm này như là những dạng thức của chủ nghĩa phủ nhận.[5][6]Vận động để làm suy yếu sự tin tưởng của dư luận đối với khoa học khí hậu đã được miêu tả là "cỗ máy phủ nhận" được sản xuất ra bởi những lợi ích công nghiệp, chính trị và tư tưởng, và được ủng hộ bởi truyền thông bảo thủ và những blogger đa nghi nhằm tạo ra sự không chắc chắn về hiện tượng ấm lên toàn cầu.[8][9][10] Trong các cuộc tranh cãi công khai, các cụm từ như chủ nghĩa hoài nghi khí hậu đã được sử dụng thường xuyên với cùng một ý nghĩa với chủ nghĩa phủ nhận khí hậu.[11] Các danh hiệu này vẫn đang bị tranh cãi: những người thường xuyên thách thức khoa học khí hậu thường tự gọi họ là "những người hay hoài nghi", nhưng nhiều người không đồng ý với những tiêu chuẩn chung của chủ nghĩa hoài nghi khoa học và, mặc kệ các chứng cứ, khăng khăng phủ nhận vai trò của con người trong việc gây ra sự ấm lên toàn cầu.[5]Mặc dù quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu nêu rõ rằng hoạt động của con người rất có khả năng là nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu,[12][13] các chính sách để đối phó với hiện tượng ấm lên toàn cầu đã bị ảnh hưởng bởi những người phủ nhận biến đổi khí hậu, cản trở những nỗ lực nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu và thích nghi với việc khí hậu ấm lên.[14][15][16] Những người phủ nhận thường sử dụng những chiến thuật hùng biện để tạo ra những cuộc tranh luận khoa học trong khi chúng không hề tồn tại.[17][18]Trong số các quốc gia trên thế giới, ngành công nghiệp phủ nhận biến đổi khí hậu thịnh hành nhất ở Hoa Kỳ. Kể từ tháng 1 năm 2015, Ủy ban Công chính và Môi trường Thượng viện Hoa Kỳ đã được đứng đầu bởi nhà vận động hành lang và người phủ nhận khí hậu Jim Inhofe, người nổi tiếng đã gọi biến đổi khí hậu là "trò lừa bịp vĩ đại nhất từng biểu diễn với người Mỹ" và tuyên bố lật tẩy nó năm 2015 khi ông ta mang theo một quả bóng tuyết và ném nó xuống sàn Thượng viện.[19] Những cuộc vận động được tổ chức nhằm làm suy yếu lòng tin của dư luận vào khoa học khí hậu được liên kết với những chính sách kinh tế bảo thủ và được ủng hộ bởi những lợi ích công nghiệp chống lại quy định về phát thải CO2.[20] Phủ nhận biến đổi khí hậu đã được gắn liền với các nhà vận động hành lang cho nhiên liệu hóa thạch, Anh em nhà Koch, những người ủng hộ công nghiệp và các nhà chính sách theo chủ nghĩa tự do cá nhân, thường ở Hoa Kỳ.[15][21][22][23] Hơn 90% các bài viết hoài nghi về biến đổi khí hậu có nguồn gốc từ các nhà chính sách cánh hữu.[24]Tổng thu nhập hàng năm của những tổ chức hoạt động chống lại biến đổi khí hậu này là khoảng 900 triệu USD.[25] Giữa năm 2002 và 2010, gần 120 triệu USD (77 triệu bảng Anh) đã được quyên góp nặc danh thông qua Donors Trust và Donors Capital Fund tới hơn 100 tổ chức theo đuổi việc phá hoại nhận thức của công chúng về khoa học biến đổi khí hậu.[26] Trong năm 2013 Trung tâm Truyền thông và Dân chủ báo cáo rằng Mạng lưới Chính sách Quốc gia (State Policy Network - SPN), một nhóm bình phong gồm 64 nhà chính sách Mỹ, đã vận động thay mặt những tập đoàn lớn và những nhà tài trợ bảo thủ để phản đối luật biến đổi khí hậu.[27]Kể từ cuối những năm 1970, các công ty dầu mỏ đã công bố nghiên cứu rộng rãi phù hợp với những quan điểm chung về sự ấm lên toàn cầu. Mặc dù vậy, các công ty dầu mỏ đã tổ chức một chiến dịch phủ nhận biến đổi khí hậu để gieo rắc những thông tin được đưa ra nhằm đánh lạc hướng dư luận trong nhiều thập kỷ, dẫn tới những so sánh của chiến lược này với việc phủ nhận có tổ chức những mối nguy khi hút thuốc lá của các công ty thuốc lá.[28][29]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phủ nhận biến đổi khí hậu http://www.theage.com.au/news/opinion/climate-chan... http://ecoqua.ecologia.ufrgs.br/~lorloci/Koa/7%20D... http://www.cbc.ca/fifth/denialmachine/ http://www.cbc.ca/news/technology/story/2011/02/24... http://www.cbc.ca/world/story/2007/08/07/gore-exxo... http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar5/syr/S... http://arstechnica.com/staff/2014/12/skeptics-deni... http://www.bloomberg.com/news/2011-08-22/climate-c... http://www.bloomberg.com/news/articles/2015-11-30/... http://www.boston.com/news/globe/editorial_opinion...